Top 12 nghề truyền thống ở Thanh Hóa nổi tiếng lâu đời

Banner-noi-that-oto-minh-thanh-thanh-hoa-thanhhoatoplist

Thanh Hóa được biết đến với những nghề truyền thống nổi danh hàng trăm năm tuổi. Mỗi nghề không chỉ là niềm tự hào mà còn là câu chuyện về tinh thần lao động, sáng tạo của con người xứ Thanh. Cùng ThanhHoatoplist khám phá ngay 12 nghề truyền thống ở Thanh Hóa lâu đời nhất qua bài viết này nhé!

Dệt sợi Gai

Dệt sợi Gai là nghề truyền thống tồn tại khá lâu đời của người Thổ ở Thanh Hóa. Cây Gai là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho việc dệt thành những tấm chăn, chiếc váy và nhiều đồ dùng, vật dụng khác. Trải qua năm tháng, nghề dệt sợi Gai đã trở thành tập quán, nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào Thổ nơi đây.

Det-soi-gai-thanhhoatoplist
Dệt sợi Gai

Để dệt những tấm sợi gai như ý, người Thổ chú trọng đến công cụ chế biến sợi như dao bóc sợi, dao tước sợi. Hay nồi đồng to để luộc sợi gai và thanh tre vót nhọn để se sợi. Công cụ để dệt là bàn làm bằng tre, khung cửi dệt hay gọi là khung con cú. Đòn ngồi là tấm ghế bằng, trục cuốn vải,.. Vải dệt từ sợi gai có độ mịn, đẹp và rất bền. Được người đương thời đánh giá khá cao cả về hình thức và giá trị sử dụng.

Thả hồn theo từng lao tay kết hợp với bước dậm chân nhịp nhàng. Cùng mắc lẹ nhanh để mắc cửi đều đặn và chính xác cho các sợi se khít vào nhau. Người Thổ đã dệt nên không biết bao mét sợi, tất vải đưa lại lợi ích và làm giàu bản sắc văn hóa cho quê hương xứ Thanh.

Địa chỉ: Làng Trung Thành, Xã Yên Lễ, Huyện Như Xuân, Thanh Hóa

Thổ cẩm Làng Ngọc

Đến làng Ngọc, du khách không chỉ chiêm ngưỡng suối cá thần. Một tuyệt phẩm thiên nhiên ký thú “độc nhất vô nhị”. Mà còn trải nghiệm và chiêm ngưỡng những tác phẩm được kết tinh từ những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, nghề dệt thổ cẩm cũng đang dần mai một, tiếng thoi đưa cũng dần im ắng dưới những nóc nhà.

Tho-cam-lang-ngoc-thanhhoatoplist
Thổ cẩm Làng Ngọc

Theo những người già ở làng Ngọc, nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, do các bà, các mẹ truyền tay nhau. Những tấm vải thổ cẩm có hoa văn, màu sắc rất bắt mắt, rực rỡ như tràn đầy sức sống nơi núi rừng. Trước đây, các sản phẩm dệt thổ cẩm chủ yếu được sử dụng trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái đi lấy chồng. Hiện nay, sản phẩm này đã được đầu tư phát triển và trở thành món quà lưu niệm. Du khách đến đây có thể mua túi dệt, quần áo, khăn,… về làm quà cho người thân.

Địa chỉ: Làng Ngọc, Xã Cẩm Lương, Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa

Mỹ nghệ sơn mài Tiên Sơn

Nhắc đến nghề truyền thống ở Thanh Hóa thì không thể không nhắc đến Mỹ nghệ sơn mài Tiên Sơn. Đây là một trong những làng nghề đưa danh tiếng của xứ Thanh đi khắp trong và ngoài nước. Các sản phẩm mỹ nghệ ở đây ngày càng nâng cao về chất lượng, mẫu mã, giá thành phải chăng. Nên đã trở thành món quà lưu niệm cho khách thập phương khi có cơ hội ghé thăm vùng đất này.

My-nghe-son-mai-tien-son-thanhhoatoplist
Mỹ nghệ sơn mài Tiên Sơn

Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ Tiên Sơn là sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công. Từ khâu chế tác khuôn mẫu, xử lý bề mặt đường nét sản phẩm đến khâu hoàn thiện sản phẩm. Bằng bàn tay khéo léo, người thợ thủ công đã “thổi hồn” vào những sản phẩm sự mềm mại ,duyên dáng trong nghệ thuật tạo hình. Mang dáng dấp rất riêng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm mỹ nghệ Tiên Sơn đã có mặt ở rộng khắp các thị trường tiêu thụ trong nước. Đồng thời được một số thị trường khó tính chấp nhận như: Nhật, Úc, Mỹ, EU,…

Địa chỉ: Làng Tiên Sơn, Xã Hà Lĩnh, Huyện Hà Trung, Thanh Hóa

Nạo ngao Sầm Sơn

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Sầm Sơn một bãi biển đẹp với đường bờ biển chạy dài gần 6km. Nơi đây được đánh giá là vùng biển có nguồn lợi thủy, hải sản phong phú. Chính vì vậy, các nghề đánh bắt thủ công đã sớm được hình thành. Trong đó, nghề nạo ngao biển được coi là nghề truyền thống của dân vùng biển xứ Thanh được lưu giữ suốt nhiều đời qua.

Nao-ngao-sam-son-thanhhoatoplist
Nạo ngao Sầm Sơn

Cứ mỗi sáng tinh mơ, khi ánh bình minh bắt đầu le lói trên biển cũng là lúc ngư dân bắt đầu một ngày làm việc mới. Để chuẩn bị cho công việc nạo ngao ngư dân chỉ sử dụng những ngư cụ đơn giản. Điển hình như một cái nạo có dây đeo được gắn với túi lưới để đựng ngao. Hoặc là một sào tre hình chữ Y có gắn với lưới vợt. Cứ thế họ tì hai càng xuống bãi kéo dọc theo bờ biển. Gặp con ngao, con sò thì sợi thép căng ngang phía dưới hai càng chữ Y phát ra tiếng động và mắc lại ở đó.

Địa chỉ: Sầm Sơn, Thanh Hóa

Nghề làm hương Làng Đông Khê

Cứ vào dịp cuối tháng 5, khi vụ chiêm thu hoạch xong. Người dân làng Đông Khê, xã Hoằng Quỳ, Hoằng hóa lại tất bật với nghề làm hương truyền thống. Nghề làm hương của làng đặc biệt và nổi tiếng bởi đó là loại hương trầm và chỉ làm hương thắp trong dịp Tết cổ truyền để thờ cúng ông bà tổ tiên. Vì thế mà hương tết ở đây mùi nhẹ dịu, sâu lắng mà ấm áp lạ thường.

Nghe-lam-huong-lang-dong-khe-thanhhoatoplist
Nghề làm hương Làng Đông Khê

Với người dân làng Đông Khê, để cho ra một mẻ hương tốt, phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ cùng đôi bàn tay khéo léo. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào bí quyết của từng người thợ, từng gia đình với sự gia giảm thành phần hương liệu. Mà từ đó tạo nên hương thơm khác biệt. Tuy nhiên một điểm chung là hương làng Đông Khê đều có độ bền, mùi thơm đặc trưng rất thanh khiết dễ chịu.

Địa chỉ: Làng Đông Khê, Xã Hoằng Quỳ, Huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Nem, giò, chả Đông Hương

Nghề làm nem, giò, chả ở thành phố Thanh Hóa đã có từ lâu đời. Nó trở thành nghề thống và là niềm tự hào của người dân xứ Thanh. Nghề được hình thành và phát triển ở Thanh Hóa bắt đầu từ những thập niên 70 của thế kỷ XX. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở thành phố Thanh Hóa như phố Trường Thi, Tân Bình,… Trong đó, phải kể đến làng nghề truyền thống ở Đông Hương.

Nem-gio-cha-dong-huong-thanhhoatoplist
Nem, giò, chả Đông Hương

Không giống như các nơi khác, nghề làm nem, giò, chả ở Đông Hương nổi tiếng trước hết bởi nguyên liệu được lựa cẩn thận và tính tế. Cũng như trải qua các công đoạn công phu và một công thức bí truyền. Tạo nên hương vị rất riêng cho nem, giò, chả nơi đây. Nếu ai đó đã từng thưởng thức cái vị ngọt, mềm mà vẫn thơm của khoanh giò Đông Hương. Hay vị chua chua cay cay của nem, vị ngọt bùi của chả thì khó lòng mà quên được. Hương thơm lan tỏa khắp mâm cỗ ngày Tết, ngon đến lạ lùng và nổi tiếng trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Địa chỉ: Đông Hương, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa

Nước mắm Do Xuyên

Nghề làm nước mắm Do Xuyên cũng là một nghề truyền thống ở Thanh Hóa mà người dân nơi đây luôn tự hào mỗi khi nhắc đến. Do Xuyên là một làng nhỏ thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái nên có bờ biển dài giàu cá tôm. Điều này khiến cho nghề làm nước mắm rất phát triển.

Nuoc-mam-do-xuyen-thanhhoatoplist
Nước mắm Do Xuyên

Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Do Xuyên chính là nằm ở công thức chế biến. Vì là nghề truyền thống nên hầu hết các khâu làm nước mắm đều là thủ công. Mắm Do Xuyên được chế biến từ cá cơm, đánh bắt vào tháng ba âm lịch và không rửa bằng nước ngọt. Vì nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu dễ bị hỏng. Những thùng, chum, vại muối phải làm bằng gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít mới đúng cách.

Đủ ngày, đủ tháng, mắm sẽ chín, có mùi đặc trưng, không tanh nồng. Nếm thử vài giọt nước mắm rút đỏ, bạn sẽ cảm giác mặn mòi đầu lưỡi. Nhưng đọng sâu nơi cuống họng lại là vị ngọt đậm của đạm cá nguyên chất khiến khiến người thưởng thức say mê.

Địa chỉ: Xã Hải Thanh, Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Chiếu cói Nga Sơn

Nói đến nghề truyền thống ở Thanh Hóa, không ai là không biết đến nghề làm chiếu cói ở Nga Sơn. Một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển. Vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau. Chiếc chiếu cói đã được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền của đất nước. Cũng như đã đi vào câu ca dao, tục ngữ của người Việt Nam.

Chieu-coi-nga-son-thanhhoatoplist
Chiếu cói Nga Sơn

Chiếu cói Nga Sơn được nhiều người yêu thích bởi nó hoàn toàn là sản phẩm dệt thủ công. Sợi chiếu nhỏ, mềm và óng mượt. Chiếu rất phong phú về kiểu dáng. Cũng như màu sắc trang trí lại gọn nhẹ và giá thành rất hợp lí. Hiện nay, chiếu cói Nga Sơn có mặt khắp nơi trong toàn quốc và được ưa chuộng ở một số quốc gia lân cận. Giá trung bình của một chiếc chiếu cói chất lượng tốt là 150.000 đồng đến 200.000 đồng.

Địa chỉ: Huyện Nga Sơn, Thanh Hóa

Nghề chạm khắc đá làng Nhồi

Nghề truyền thống ở Thanh Hóa tiếp theo chính là nghề chạm khắc đá làng Nhồi. Nghề chạm khắc đá ở núi Nhồi có từ thời nhà Lý. Các nghệ nhân làng Nhồi, từ xưa đến nay đã tạo ra nhiều loại hình sản phẩm. Có thể kể đến như: đồ thờ cúng, tượng đá, bia đá,… Những sản phẩm đều mang đậm phong cách và giá trị truyền thống. Cũng như tư tưởng văn hóa của làng nghề. Góp phần tạo nên nhiều công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật bằng đá.

Nghe-cham-khac-da-lang-nhoi-thanhhoatoplist
Nghề chạm khắc đá làng Nhồi

 

Đến với làng nghề, du khách như đang lạc vào một thế giới khác lạ, kỳ thú và sinh động. Lặng ngắm những pho tượng, phù điêu hoa lá chim muông. Hay các mẫu vật bằng đá hết sức tinh xảo được trưng bày trong khung cảnh ấn tượng. Lòng thầm phục những người thợ, những người nghệ nhân với đôi bàn tay tài hoa, trí sáng tạo đã “thổi hồn” vào đá.

Địa chỉ: Phường An Hoạch, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa

Gốm làng Vồm

Từ lâu đời, xứ Thanh đã được biết là nơi có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng. Một trong những nghề đó phải kể đến nghề làm gốm ở làng Vồm. Gốm Vồm nổi tiếng là sản phẩm gốm nhẹ lửa, bằng chất liệu đất sét trắng mềm, dẻo, ít pha tạp. Các sản phẩm cũng rất đa dạng như: nồi, ấm, siêu,… Có chất lượng tốt, hình thức đẹp, có giá trị sử dụng cao. Từng chiều lòng được nhiều khách hàng khó tính ở các tỉnh ngoài như Hà Nam, Nam Định, Hà Nội,…

Gom-lang-vom-thanhhoatoplist
Gốm làng Vồm

Để có những sản phẩm bền đẹp, ngoài những ưu thế về chất đất. Nghệ nhân và những tay thợ giỏi nơi đây còn phải công phu từ khâu khai thác nguyên liệu, chuẩn bị. Đến kỹ thuật trong các cung đoạn luyện đất, chuốt trên bàn xoay và nung đất. Dày dặn trong kinh nghiệm, tinh xảo trong kỹ thuật, vốn sống trải nghiệm. Và đặc biệt là bí quyết “cha truyền con nối” đã tạo nên thương hiệu cho sản phẩm gốm Vồm.

Địa chỉ: Làng Vồm, Xã Thiệu Khánh, Huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Làng nghề chè lam Phủ Quảng

Chè lam Phủ Quảng ở thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngon độc đáo với vị ngọt thanh nhẹ dìu dịu và giòn tan khi thưởng thức. Hiện nay, nghề làm chè lam vẫn được người dân thị trấn Vĩnh Lộc lưu giữ và phát triển. Trở thành sản phẩm tiêu biểu của huyện, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Lang-nghe-che-lam-phu-quang-thanhhoatoplist
Làng nghề chè lam Phủ Quảng

Nghề truyền thống ở Thanh Hóa tương truyền xuất hiện từ khi Hồ Quý Ly lên làm vua, chọn thành nhà Hồ làm kinh đô. Vào thời đó, chè lam thường được nấu để tiến vua. Về sau người dân nấu vào dịp lễ Tết để cúng tổ tiên. Ngày nay, chè lam trở thành món ăn thường ngày, được làm để bán quanh năm.

Miếng chè lam đạt chuẩn phải có màu vàng ươm đẹp mắt, dùng nhâm nhi với ly trà xanh là đúng vị. Ăn miếng chè lam sẽ có vị giòn của gạo rang, dẻo của bột nếp. Hòa lẫn với hương gừng cay nồng nàn sâu lắng của giọt mật thơm chắt chiu và vị bùi của lạc. Nhấp ngụm trà ngan ngát, cái chan chát đăng đắng làm dịu đi vị ngọt sắc đang còn lưu luyến trên đầu lưỡi.

Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Lộc, Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ

Làng Thịnh Mỹ hay còn được gọi là làng Mía, xã Thọ Diên từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh gai. Khởi phát từ thời Hậu Lê, thế kỷ thứ XV, những người dân làng Mía vẫn miệt mài giữ và phát triển nghề ngày một hưng thịnh hơn. Ở đây, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người thợ ngồi quây quần gói bánh. Vị ngọt thơm của bánh tỏa ra khiến thực khách khó có thể kìm lòng.

Lang-nghe-lam-banh-gai-tu-tru-thanhhoatoplist
Làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ

Để làm chiếc bánh nhỏ nhắn này, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu đến khi bánh hình thành rất phức tạp. Tất cả đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và cả những kỹ năng của người thợ. Không quá cầu kỳ về hình thức, bánh gai Tứ Trụ mộc mạc, giản dị. Bởi màu nâu của lớp lá chuối khô, “điệu đà” hơn bởi sợi lạt hồng buộc bên ngoài thân bánh. Nhưng hương vị làm nên bởi những sản vật của cỏ cây, đồng ruộng làng quê vẫn hấp dẫn biết bao thực khách xa gần.

Địa chỉ: Làng Mía, Xã Thọ Diên, Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Trên đây là 12 nghề truyền thống ở Thanh Hóa nổi tiếng lâu đời và đặc trưng. ThanhHoatoplist mong rằng với nội dung bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm nhiều điều thú vị về mảnh đất xứ Thanh nhé!

Xem thêm:
Top 8 các di tích lịch sử ở Thanh Hóa nhất định phải ghé đến
Top 13 địa điểm du lịch Thanh Hóa không nên bỏ lỡ
Top 13 danh lam thắng cảnh Thanh Hóa đẹp nao lòng người

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-backlink-danaseo

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *