Xứ Thanh, nếu được nhìn từ điểm nhìn văn hóa – lịch sử. Dường như là nơi “thời gian ngưng đọng” trong những tập tục, lễ nghi, sinh hoạt văn hóa. Vừa mộc mạc, dân dã, vừa tinh tế, giàu giá trị và đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, các di sản được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia càng minh chứng sống động cho điều đó. Trong bài viết này, hãy cùng ThanhHoatoplist điểm qua 5 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của Thanh Hóa nổi bật nhất nhé!
Lễ hội Trò Chiềng
Lễ hội Trò Chiềng của Thanh Hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào ngày 20/6/2017. Đây là một trò diễn mang đậm yếu tố văn hóa cung đình. Được dân gian hóa và được lưu giữ chốn thôn dã. Lễ hội phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, mơ ước của nhân dân. Gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm và tên tuổi của Tướng quân Tam công Trịnh Quốc Bảo. Người có công lớn trong việc dẹp giặc, gìn giữ non sông, tạo dựng và truyền dạy Trò Chiềng cho người dân xã Yên Định.
Với những ý nghĩa đó, Trò Chiềng đã nhiều lần được công diễn tại các lễ hội, sự kiện lớn của đất nước và tỉnh Thanh Hóa. Như: dịp lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, lễ hội Lam Kinh,… Hằng năm, lễ hội này sẽ được diễn ra tại làng Trịnh Xá từ ngày 10 – 12 tháng Giêng. Để tưởng nhớ công lao của Tam Công Trịnh Quốc Bảo. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp người dân thể hiện tín ngưỡng tâm linh, cầu cho dân an vật thịnh, mùa màng tốt tươi.
Địa điểm: Làng Trịnh Xá, xã Yên Định, huyện Yên Định, Thanh Hóa
Lễ tục Kin Chiêng Bọoc Mạy
Kin Chiêng Bọoc Mạy là nghi lễ dân gian có lịch sử lâu đời. Được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ người Thái, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Lễ phổ biến ở những bản mường có ông mo hoặc bà tày tài giỏi, có uy tín, đông con mày, con nuôi.
Thời gian tổ chức Lễ Kin Chiêng Boọc Mạy là vào tháng giêng, hoặc tháng hai âm lịch hằng năm. Cứ 5 năm tổ chức lớn, một năm làm lễ nhỏ. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn với các vị mường trời, thần núi, thần sông, thần đất. Để cầu may, cầu mát cho dân làng mạnh khỏe, có cuộc sống thanh bình.
Trong không gian Lễ có sự tham gia của nhiều loại hình nghệ thuật. Như hát, múa, trình diễn nhạc cụ,… Trải qua thời gian dài hình thành, phát triển, Kin Chiêng Boọc Mạy đã trở thành sinh hoạt dân gian gắn bó với đời sống tinh thần người Thái, xứ Thanh. Lễ hội đã được công nhận là lễ hội văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2018.
Địa điểm: Xã Cán Khê, huyện Như Thanh, Thanh Hóa
Trò Xuân Phả
“Độc nhất vô nhị”, “độc đáo”, “đặc sắc” là những từ ngữ mô tả về trò Xuân Phả – một di sản văn hóa vật thể cấp Quốc gia. Đây không chỉ là báu vật văn hóa xứ Thanh, mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Trò Xuân Phả sinh ra ở chốn cung đình nhưng lại được những người dân làng Xuân Phả bảo tồn. Trò Xuân Phả được diễn tại lễ hội làng vào mùng 9 và mùng 10 – 2 âm lịch. Để ca ngợi Lê Thái Tổ, ca ngợi chiến thắng giặc Minh của dân tộc ta ở thế kỷ XV.
Trò Xuân Phả là tổ hợp của 5 trò diễn. Gồm Hoa Lang, Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc và Tú Huần. Các lớp trò được kết cấu tương đối bền vững và có sự kết hợp nhuần nhuyễn, đầy ý vị của các yếu tố âm nhạc, múa, hát và diễn. Điểm đặc trưng của các trò diễn còn ở chỗ là người diễn đeo các loại mặt nạ khá kỳ dị, biểu đạt nhiều sắc thái cảm xúc, tộc người hay tuổi tác,…
Di sản văn hóa của Thanh Hóa này không chỉ là nghệ thuật dân gian. Mà còn là trí tuệ của dân gian đã lắng đọng trong bản hòa tấu của thanh âm, vần điệu, ca từ. Của các động tác lúc mềm mại, uyển chuyển, khi mạnh mẽ, phóng khoáng, cương – nhu hài hòa. Bởi vậy, có dịp ghé xứ Thanh đừng bỏ lỡ văn hóa dân gian này nhé!
Địa điểm: Xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Lễ hội Pôồn Pôông
Ở Thanh Hóa, vùng nào có người Mường là ở đó có lễ hội Pôồn Pôông. Đây chính là “hồn cốt”, là nét văn hóa không thể thiếu của người Mường. Được cho là gắn liền với sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Lễ hội có rất nhiều trò chơi, trò diễn dân gian khác nhau. Mang đậm dấu ấn của đồng bào Mường ở xứ Thanh.
Lễ hội Pôồn Pôông được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy. Người Mường tổ chức lễ hội này với mong muốn mùa mang bội thu, cuộc sống ấm no, nhà nhà hạnh phúc. Ngoài ra các nghi lễ cầu phúc, cầu an, lễ hội còn là nơi giao duyên của nam nữ trong vùng.
Bên cạnh nét đẹp tâm linh, lễ hội cũng là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc Mường. Góp phần cùng các dân tộc anh em xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Cũng như sẻ chia về cuộc sống hàng ngày.
Địa điểm: Xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa
Dân ca, dân vũ Đông Anh
Dân ca, dân vũ Đông Anh là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người dân huyện Đông Sơn. Với giai điệu mộc mạc, lời ca giản dị nhưng sâu sắc. Dân ca nơi đây chủ yếu phản ánh đời sống lao động. Cũng như tình yêu quê hương và những giá trị nhân văn trong văn hóa tín ngưỡng. Kết hợp với đó, dân vũ Đông Anh mang đến những điệu múa tập thể độc đáo. Thường xuất hiện trong các lễ hội và nghi thức thờ cúng. Thể hiện sự đoàn kết cộng đồng và lòng tri ân tổ tiên.
Dân ca dân vũ Đông Anh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia của Thanh Hóa năm 2017. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những lời ca câu hát của bộ môn nghệ thuật độc đáo này vẫn còn vang vọng theo năm tháng. Trở thành một phần đời sống tinh thần của người dân trên mảnh đất này. Và sẽ còn được cất lên, vượt ra khỏi lãnh thổ địa phương bởi những thế hệ trẻ nối tiếp.
Địa điểm: Xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa
Vậy là ThanhHoatoplist đã giới thiệu đến bạn 5 di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia của Thanh Hóa nổi bật nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về những văn hóa, lịch sử của xứ Thanh. Nếu có dịp, đừng quên ghé Thanh Hóa để trải nghiệm nhé!